Bạn đang xem bài viết Bút thử nước là gì? Có nên dùng bút thử nước kiểm tra chất lượng nước không? tại casiofx.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Để kiểm tra tình trạng nước sạch hay bẩn người ta sẽ cần đến bút thử nước. Vậy bút thử nước là gì và có nên dùng bút thử nước để kiểm tra chất lượng nước không? Hãy cùng casiofx.vn tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Bút thử nước là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Bút thử nước hay còn gọi là bút thử TDS (Total Dissolved solids – Tổng chất rắn hòa tan) dùng để kiểm tra độ tinh khiết của nước làm cơ sở ban đầu để xác định mức độ sạch của nguồn nước. Từ đó giúp cho người sử dụng biết được chất lượng nước mình đang dùng một cách cơ bản.
Đặc điểm của bút thử nước:
- Có thiết kế rất linh hoạt, kích thước nhỏ gọn và trọng lượng rất nhẹ.
- Được sử dụng để kiểm tra hiệu suất của thiết bị lọc nước.
- Đo được độ dẫn điện của các khoáng chất, muối, kim loại dưới dạng ion. Thế nhưng loại bút này lại không thể đo được các tạp chất rắn, tạp chất lơ lửng trong nước.
Cấu tạo của bút thử nước
Bút thử nước có cấu tạo gồm các phần chính như sau:
- Vỏ máy: là phần bên ngoài của máy và là bộ phận có chức năng bảo vệ máy, giúp người dùng nhận biết được các model.
- Điện cực: là bộ phận không thể thiếu của bút thử nước, tiếp xúc với mẫu và thực hiện đo TDS.
- Các phím chức năng: là bộ phận giúp người dùng giao tiếp với máy. Người dùng sẽ thao tác điều khiển máy thông qua các phím chức năng này.
- Màn hình LCD: hiển thị các thông tin, thông số cài đặt và các kết quả đo sau khi người dùng thực hiện các thao tác đo. Màn hình cũng sẽ là nơi thể hiện các cảnh báo, các lỗi trong quá trình đo để người dùng có thể nhận biết và điều chỉnh.
- Bộ mạch điện tử: là bộ phận tiếp nhận và xử lý các thông tin và truyền ngược lại tới người dùng bằng cách mã hóa thông tin và thể hiện nó bằng biểu tượng, chữ viết, con số và hiển thị trên màn hình của máy.
Ngoài ra, bút có các bộ phận bên ngoài khác như: ngăn đựng pin, nắp đậy,…
Nguyên lý hoạt động của bút thử nước
Các bút thử TDS sẽ thực hiện đo hiệu điện thế giữa 2 đầu điện cực bằng cách đặt một điện áp xoay chiều vào trong dung dịch và điều này sẽ tạo ra một dòng điện.
Dòng điện này sẽ phụ thuộc vào khả năng dẫn điện của dung dịch đó, từ việc đo được hiệu điện thế giữa 2 đầu điện cực của máy, máy sẽ đo được độ dẫn điện của mẫu nước dựa theo công thức tính toán và một hằng số tham chiếu được thiết lập sẵn (thông qua quá trình hiệu chuẩn).
Từ việc xác định được độ dẫn điện EC của mẫu nước đó, máy tiếp tục tính toán chỉ số TDS thông qua một hệ số chuyển đổi (hệ số này cũng sẽ phụ thuộc vào loại dung dịch).
Do nguyên lý hoạt động của máy nên thông thường các bút thử nước sẽ được tích hợp chức năng chuyển đổi sang chỉ số EC giúp người dùng có thể kiểm tra được cả chỉ số này mà không cần sử dụng thêm một máy đo độ dẫn điện EC nữa.
Có nên dùng bút thử nước để kiểm định nước sạch không?
- Với bút thử nước, người dùng có thể kiểm tra nồng độ chất rắn hòa tan, mức độ thẩm thấu để xác định xem nước có đủ điều kiện để sử dụng hay không.
- Thường xuyên sử dụng bút thử TDS giúp bạn kiểm tra được hiệu suất lọc của bộ lọc thông qua việc nắm bắt sự thay đổi chất lượng nguồn nước, để biết khi nào cần thay thế bộ lọc/màng lọc/hộp mực.
- TDS có thể cảnh báo hàm lượng kim loại nặng quá lớn trong nước để sớm có phương án khắc phục, giúp giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến cơ thể.
Cách đọc chỉ số TDS mà bạn nên biết
Theo Tổ chức y tế thế giới WHO nói chung và của Việt Nam nói riêng thì chỉ số TDS không được vượt quá 500mg/l đối với nguồn nước ăn uống, không vượt quá 1000mg/l đối với nước sinh hoạt.
Khi nước mất hết khoáng chất thì sẽ có chỉ số TDS = 0 tương đương nước chưng cất nước tinh khiết.
TDS không được coi là chỉ số gây ô nhiễm, nó là chỉ số tổng hợp về sự hiện diện của các hợp chất hóa học có trong nước. Theo đó:
- TDS 5=””>PPM: là nước tinh khiết, không có chất rắn hòa tan. Nước này không bổ sung khoáng chất chỉ cung cấp nước sạch cho cơ thể khi chúng ta sử dụng.
- TDS > 5 PPM: là các loại nước có chất rắn hòa tan. Chỉ số TDS cao không có nghĩa nước đó có hại bởi có thể thành phần các chất rắn đó có chất rắn được coi là có lợi.
- Từ 50 PPM – 150 PPM: mức TDS này đã được WHO cho là mức tốt nhất cho sức khỏe. Ở mức này nước uống gần như không chứa một số chất hòa tan có hại. Đặc biệt những người có vấn đề về thận, uống nước có mức TDS dưới 100mg/l còn có thể giúp ích cho tình trạng sức khỏe của họ.
- Từ 170 PPM – 400 PPM: được gọi là nước cứng chỉ được sử dụng trong sinh hoạt, không sử dụng để ăn uống.
- Uống nước trực tiếp từ máy lọc nước hay đun sôi tốt cho sức khỏe hơn?
- Khác biệt giữa máy lọc nước ion kiềm và máy lọc nước RO
- Đặc tính, tác dụng các loại nước tạo ra từ máy lọc nước ion kiềm (máy điện giải)
Như vậy, casiofx.vn đã cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn về bút thử nước và có nên dùng bút thử nước không. Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới để được tư vấn ngay nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bút thử nước là gì? Có nên dùng bút thử nước kiểm tra chất lượng nước không? tại casiofx.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.