Bạn đang xem bài viết Chỉ số TDS là gì? Tìm hiểu chi tiết chỉ số TDS tại casiofx.vn  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Để đánh giá độ sạch của nguồn nước, nhiều gia đình đã dựa trên chỉ số TDS trên máy lọc nước. Tham khảo bài viết sau đây để hiểu hơn về chỉ số TDS trên máy lọc nước là gì, như thế nào là nước sạch và cách kiểm tra chất lượng nước đang sử dụng nhé!

Chỉ số TDS là gì? Ý nghĩa chỉ số TDS

Chỉ số TDS là gì?

Chỉ số TDS (Total Dissolved Solids) trên máy lọc nước là chỉ số thể hiện lượng chất rắn hòa tan (vô cơ, hữu cơ) có trong nguồn nước của gia đình. Đơn vị đo của chỉ số TDS là mg/l (milligram/liter) hoặc ppm (part per million), trong đó: 1 mg/l = 1 ppm.

Chỉ số TDS trên máy lọc nước RO Karofi K9IQ 2.0 9 lõi là chỉ số thể hiện lượng chất rắn hòa tan

Chỉ số TDS trên máy lọc nước RO Karofi K9IQ 2.0 9 lõi là chỉ số thể hiện lượng chất rắn hòa tan

Ý nghĩa chỉ số TDS

  • Đánh giá độ tinh khiết của nước: TDS thấp (dưới 50ppm, lý tưởng dưới 300 ppm) thường cho thấy nước tinh khiết hơn, ít tạp chất. TDS rất thấp (dưới 5ppm) cho thấy nước gần như tinh khiết, thường là nước đã qua xử lý như lọc RO.
  • Ảnh hưởng đến mùi vị: TDS cao có thể khiến nước có vị mặn, đắng, hoặc kim loại, làm giảm chất lượng cảm quan của nước uống. Ngược lại, TDS quá thấp cũng có thể khiến nước có vị nhạt nhẽo.
  • Chỉ báo về hàm lượng khoáng chất: TDS phản ánh một phần hàm lượng khoáng chất trong nước. Mức TDS vừa phải (từ 100-300 ppm) được coi là tốt vì cung cấp một lượng khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, TDS cao không đồng nghĩa với nước giàu khoáng chất có lợi, vì nó có thể bao gồm cả các chất rắn hòa tan có hại.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe: TDS quá cao (vượt quá 500ppm – mức tối đa cho phép) có thể gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài. Ngược lại, TDS quá thấp cũng không được khuyến khích sử dụng thường xuyên vì có thể thiếu khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Đánh giá hiệu quả hệ thống lọc nước: TDS được sử dụng để đánh giá hiệu quả của các hệ thống lọc nước, đặc biệt là hệ thống lọc RO.

Theo WHO, US EPA và các quy định tại Việt Nam:

  • TDS từ 5ppm trở xuống được coi là nước tinh khiết, gần như không chứa chất rắn hòa tan.
  • TDS càng cao, nồng độ chất rắn hòa tan trong nước càng nhiều.

Nước có chỉ số TDS bao nhiêu là đạt chuẩn

TDS đạt chuẩn cho nước uống là dưới 300mg/lít, và mức tối đa được coi là an toàn là 500mg/lít. Mức này được xem là lý tưởng, cung cấp một lượng khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Nước có TDS dưới 50ppm, thường là nước tinh khiết hoặc nước đã qua lọc RO, chứa ít khoáng chất hơn nhưng vẫn hoàn toàn an toàn để uống trực tiếp.

Các chỉ số TDS có trong nước

Theo các quy định hiện hành của WHO (Tổ chức y tế thế giới), US EPA (Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ) và cả Việt Nam:

  • Nếu chỉ số TDS từ 5 ppm trở xuống thì nước đó được xem như là nước tinh khiết, không có chất rắn hoà tan. Nguồn nước này chỉ đáp ứng được nhu cầu cung cấp nước sạch cho cơ thể mà không cung cấp hay bổ sung khoáng chất.
  • Nếu chỉ số TDS càng lớn thì nồng độ chất rắn hoà tan trong nước càng nhiều. Từ 400 – 500 ppm trở lên là nước ô nhiễm, tuyệt đối không sử dụng. Tuy nhiên, vì trong tổng số các chất rắn đó sẽ có chất rắn có lợi và có hại, nên không phải chỉ số TDS càng cao thì sẽ có hại.
  • Đối với nước có 170ppm Ca2+ và Mg2+ trong 1 lít nước thì được gọi là nước cứng. Nếu độ cứng không vượt quá 300mg/l thì vẫn có thể sử dụng cho sinh hoạt bình thường.
Dựa vào các chỉ số TDS có trong nước để phân biệt được nước tinh khiết hay nước cứng

Dựa vào các chỉ số TDS có trong nước để phân biệt được nước tinh khiết hay nước cứng

Chỉ số TDS không phải là tiêu chí duy nhất để xác định nguồn nước có đủ tiêu chuẩn hay không. Theo tiêu chuẩn Bộ y tế đã đưa ra, có đến 109 chỉ tiêu nồng độ cho phép của các chất có trong nước như: Màu sắc, mùi vị, độ đục, độ pH, độ kiềm – độ cứng, tổng chất rắn hòa tan, các hàm lượng vô cơ và hữu cơ (nhôm, sắt, mangan, thạch tín, cadimi, crom, đồng, chì, kẽm, niken,…), mức nhiễm xạ, vi sinh vật (coliform, ecoli,…)…

Cách kiểm tra chỉ số TDS có trong nước

Kiểm tra bằng bút thử điện

Để kiểm tra chỉ số TDS có trong nước, bạn có thể sử dụng bút thử điện để có thể nhận biết được chỉ số chính xác. Bút thử điện chỉ số TDS với nguyên lý hoạt động là dựa vào độ dẫn điện của nguồn nước, để xác định hàm lượng ion chất rắn cũng như khoáng chất, kim loại có ở trong nước.

Người dùng chỉ cần bật bút, sau đó nhúng đầu cảm ứng vào nước và đợi một thời gian ngắn để bút hoàn thành quá trình đo lường. Kết quả sẽ được hiển thị trên màn hình của bút. Khi đó người dùng có thể đánh giá chất lượng nước một cách nhanh chóng.

Người dùng có thể đánh giá chất lượng nước một cách nhanh chóng thông qua bút thử nước Delites WB-2

Người dùng có thể đánh giá chất lượng nước một cách nhanh chóng thông qua bút thử nước Delites WB-2

Kiểm tra bằng bút điện phân

Bút điện phân hoạt động với hai điện cực bằng nhôm, hai điện cực bằng sắt. Nếu sử dụng bút bằng điện lưới (220V xoay chiều) thì điện thế một chiều giữa cực nhôm và cực sắt là 220V. Khi điện phân nước, mỗi cặp điện cực nhúng vào một ly.

Dựa theo màu sắc trên bút, bạn có thể thấy một số ion kim loại và chất rắn hòa tan có trong nước như:

  • Màu nâu đỏ, có váng: Chứa nhiều ion Fe 2+, Fe 3+,…
  • Màu xanh lơ, có vẩn kết tủa: Chứa nhiều Cu 2+,…
  • Màu xám nhạt: Chứa Pb 2+, Hg,…
  • Màu nâu đen: Chứa Mn 2+,…
  • Chỉ sủi bọt, không có kết tủa, không có vẩn đục: Nước tinh khiết.
  • Chỉ sủi bọt, tạo kết tủa trắng: Chứa Ca 2+, Ag+,…
Có thể kiểm tra chỉ số TDS thông qua bút điện phân với mỗi cặp điện cực nhúng vào một ly

Có thể kiểm tra chỉ số TDS thông qua bút điện phân với mỗi cặp điện cực nhúng vào một ly

Cách cải thiện chỉ số TDS có trong nước

Cải thiện chỉ số TDS bằng máy lọc nước RO

Máy lọc nước RO là một trong những cách cải thiện chỉ số TDS có trong nước. Bởi vì dòng máy lọc nước RO bao gồm 1 hệ thống từ 5 – 10 cấp lọc, trong đó nước sẽ qua các cấp lọc cơ bản ban đầu để loại bỏ các tạp chất, bụi bẩn, bùn đất,… có kích thước lớn.

Sau đó, nước này tiếp tục lọc qua màng lọc RO, là màng lọc với các mắt lọc kích cỡ 0,0001 micromet (khoảng 1/10.000 đường kính một sợi tóc của con người). Nhờ đó nước đầu ra sau lọc được xem là nước tinh khiết vì các hóa chất, kim loại nặng, các loại vi khuẩn đều không thể lọt qua màng lọc RO.

Cải thiện chỉ số TDS bằng máy lọc nước RO Hòa Phát HWS1B 1022 10 lõi

Cải thiện chỉ số TDS bằng máy lọc nước RO Hòa Phát HWS1B 1022 10 lõi

Cải thiện chỉ số TDS bằng cách thay lõi lọc nước

Một trong những cách tiếp theo để cải thiện chỉ số TDS đó chính là thay lõi lọc nước định kỳ. Việc theo dõi và thay lõi lọc nước định kỳ là yếu tố quan trọng giúp giữ cho nguồn nước sau khi lọc luôn được tiệt trùng và bảo vệ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.

Tuy nhiên, thời gian thay lõi lọc nước sẽ tùy thuộc vào loại lõi lọc, nguồn nước đầu vào (nước giếng hay nước máy) cũng như mức độ ô nhiễm của nguồn nước sinh hoạt.

Có thể cải thiện chỉ số TDS bằng cách thay lõi lọc R.O Mutosi số 4 50 GPD định kỳ

Có thể cải thiện chỉ số TDS bằng cách thay lõi lọc R.O Mutosi số 4 50 GPD định kỳ

Xem thêm:

  • Bút thử nước là gì? Có nên dùng bút thử nước kiểm tra chất lượng nước không?
  • Uống nước trực tiếp từ máy lọc nước hay đun sôi tốt cho sức khỏe hơn?
  • Hướng dẫn chọn mua máy lọc nước RO phù hợp với nhu cầu

Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn biết thêm những thông tin về chỉ số TDS là gì cũng như cách kiểm tra chất lượng nước đang sử dụng. Cảm ơn bạn đã xem bài tin.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Chỉ số TDS là gì? Tìm hiểu chi tiết chỉ số TDS tại casiofx.vn  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.